Mở ra trải nghiệm học tập mới

Cô giáo Hoàng Thị Minh Châu đã đưa học sinh chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của các tượng đài Ai Cập cổ đại, tham quan các lễ hội của Brazil, và trải nghiệm không gian văn hóa và âm nhạc sống động của Ấn Độ, mà không cần bước chân ra khỏi lớp học ở vùng nông thôn Việt Nam.

Cô Châu làm được điều này nhờ sử dụng công nghệ Chuyến đi thực tế ảo Skype Virtual Field Trips và kết nối học sinh với những bạn trẻ khác trên thế giới thông qua ứng dụng Mystery Skype.

Cô Châu chia sẻ: “Trường chúng tôi nằm ở vùng nông thôn, học sinh của tôi hiếm có cơ hội đi xa ngoài địa bàn tỉnh chứ chưa nói tới sang một nước khác. Các em rất hào hứng khi được trải nghiệm những khung cảnh mới và kết nối với nhiều người từ khắp nơi trên thế giới. Các em háo hức chờ đợi tới bài giảng qua Skype tiếp theo.”

Cô giáo Minh Châu hiện đang giảng dạy tại Trường THPT Ninh Châu thuộc tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Huế ba giờ và cách Hà Nội sáu giờ.

“Cơ hội học tập của các em ở nông thôn bị hạn chế hơn so với các thành phố lớn. Tôi lấy ví dụ, học sinh của tôi ít có cơ hội giao tiếp với người bản xứ. Thế nhưng thông các các bài dạy Skype, các em đã tiến bộ trong phát âm, kỹ năng đọc hiểu, từ vựng, và quan trọng nhất là sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Các em có thêm động lực trau dồi tiếng Anh và thậm chí còn thường xuyên đọc các sách báo tiếng Anh khi có thời gian rảnh.” – Cô Châu giải thích.

Từ trước khi trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo của Microsoft (Microsoft Innovative Educator – MIE), cô giáo Minh Châu đã thường xuyên ứng dụng công nghệ trong bài giảng. Để nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của học sinh, cô khuyến khích các em sử dụng PowerPoint cho dự án nhỏ để tạo ra các tài liệu học tập lý thú như infographic. Cô cũng đã lập nhóm trên Facebook để học sinh các lớp có thể chia sẻ các sáng tạo và tài liệu học tập dễ dàng hơn.

Năm 2016, nhờ phát hiện Cổng thông tin điện tử cho cộng đồng chuyên gia giáo dục của Microsoft (Microsoft Educator Community Portal), cô càng say mê giảng dạy và ứng dụng công nghệ trong bài giảng.

“Cổng thông tin mở ra thế giới học tập hoàn toàn mới cho cả tôi và học sinh của mình. Tôi có thể học hỏi những giáo viên khác cũng như chia sẻ ý tưởng và chuyên môn của mình. Nhờ đó, tôi vận dụng được công nghệ vào bài giảng một cách sáng tạo hơn trước. Học sinh của tôi cũng hào hứng và có động lực học tập hơn.” – Cô Châu chia sẻ.

Bên cạnh Skype, cô cũng giới thiệu các công cụ khác như OneNoteSway trong lớp học. Những ứng dụng trên nền tảng đám mây giúp học sinh của cô có thể dễ dàng hoàn thành dự án từ nhà, nhờ đó có thêm thời gian khám phá các ý tưởng và sáng tạo hơn.

Theo cô Châu, “Nhờ công nghệ, không gian học tập đã vượt ra ngoài phạm vi lớp học. Học sinh của tôi giờ đây có thể học từ nhiều nguồn khác nhau như Internet, lớp học trực tuyến và hơn thế nữa. Các em có cơ hội tiếp cận với kiến thức và công cụ tốt hơn bao giờ hết mà không cần tiêu tốn quá nhiều tiền bạc hay thời gian.”

Công nghệ cũng giúp cô và học sinh khám phá các chủ đề phức tạp thông qua các dạng thức thú vị và dễ hiểu. Ví dụ, trong bài học, một em đã dùng Sway để tạo các hình ảnh giàu thông tin và lý thú để giới thiệu cho cả lớp về các tôn giáo trên thế giới.

Học sinh của cô Châu ứng dụng Sway để xây dựng bài trình bày dễ hiểu về các tôn giáo trên thế giới

Nhận thấy sự quan tâm của học sinh với công nghệ, cô Châu hi vọng có thể sớm tạo cơ hội cho các em hợp tác với học sinh quốc tế trong những dự án sử dụng các công cụ như Skype và OneNote.

Cô Châu cho biết: “Công nghệ giúp chúng ta có thể tương tác và làm việc từ nhiều nơi. Tôi hi vọng có thể tận dụng công nghệ để học sinh có cơ hội làm việc với nhiều người từ nhiều quốc gia và các nền văn hóa khác nhau. Hiểu và học cách giao tiếp, phối hợp với những người có xuất thân khác nhau, các em sẽ xây dựng được các kỹ năng cần thiết để trở thành công dân toàn cầu và tạo nên những thay đổi cho chính cộng đồng mình.”

Tuy nhiên, thay đổi bộ mặt lớp học của chính mình chỉ mới là bước đầu tiên. Để tạo thêm cơ hội học tập cho học sinh trường THPT Ninh Châu, cô Châu còn tích cực khuyến khích các giáo viên khác tham gia chương trình MIE. Nhờ ứng dụng nhiều công nghệ hơn, cô Châu tin rằng cô cũng như các giáo viên khác có thể truyền động lực và sự tự tin để học sinh vượt qua những bất lợi khi sinh sống ở vùng nông thôn và từ đó xây dựng cho mình một tương lai tươi sáng hơn.

 

Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo Microsoft Education hoặc Microsoft Educator Community Portal.