Chuyển đổi từ Windows XP sang nền tảng mới hơn sẽ gia tăng sức cạnh tranh doanh nghiệp

Trong những thông báo mới đây nhất, Microsoft đã nhắc nhở khách hàng về việc sẽ chính thức ngừng cung cấp sửa lỗi tự động, cập nhật, hoặc hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến cho Windows XP vào ngày 8/4/2014. Như vậy, chỉ còn hơn 60 ngày nữa là hệ điều hành 12 năm tuổi của Microsoft sẽ bị dừng hỗ trợ, dù đây là hệ điều hành hết sức quen thuộc với người sử dụng Việt Nam.

Được biết, dù là hệ thống tiên phong, rất ổn định và an toàn trong thập kỷ trước, nhưng nay, hệ điều hành đã 12 năm tuổi Windows XP thiếu hẳn đi khả năng xử lý các tấn công mạng tinh vi và khó đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng của người dùng cho bài toán năng suất và riêng tư dữ liệu. Theo “Báo cáo SIRv15” – báo cáo phân tích, lấy dữ liệu trên hơn 1 tỷ máy tính toàn cầu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6/2013 kèm các phân tích và nhận định sâu xa của các chuyên gia về xu hướng An ninh mạng thì gần 17% các máy tính đã từng gặp mã độc trong nửa đầu năm 2013. Dù gặp lượng mã độc như nhau, nhưng những máy cài Windows XP dễ bị nhiễm mã độc tới hơn sáu lần so với Windows 8 trong thực tế.

“Được thiết kế đi trước thời đại trong thập niên trước, nhưng so với 10 năm trước, Windows XP dù thông thái đến đâu thì cũng chưa thể định dạng các nguy cơ liên tục phát sinh từ các hiểm họa ngày nay và Windows XP không được thiết kế để xử lý những vấn đề hiện đại, những thách thức gia tăng từ các cuộc tấn công mạng bằng các hình thức tấn công tinh vi hơn hay nhu cầu an toàn cho dữ liệu riêng tư cao hơn. Nâng cấp lên nền tảng Windows 7 và Windows 8 ngoài tránh đi các rủi ro gây ra gián đoạn kinh doanh còn có thể giúp giảm đi các chi phí điều hành phát sinh thêm vì phải khắc phục lỗ hổng do sử dụng nền tảng cũ”, Ông Jeremy, Giám Đốc Tiếp thị Microsoft Việt Nam chia sẻ.
Trong thực tế, băn khoăn của mọi doanh nghiệp khi chuyển đổi sang nền tảng hệ điều hành hay các giải pháp phần mềm mới là việc đầu tư hạ tầng phần cứng. Nhưng Windows 7 và Windows 8 hay Windows 8.1 mới không đòi hỏi đầu tư phần cứng mới. Thậm chí, khi triển khai Windows 8.1, các thiết bị phần cứng cũ còn được tối ưu hóa sức mạnh, đưa lại trải nghiệm mượt mà hơn. Theo đánh giá của các Doanh nghiệp đã triển khai Windows mới, ưu điểm nổi bật của Windows 7 và Windows 8 là khả năng tiết kiệm điện năng. Khả năng quản lý điện năng của 2 nền tảng Windows 7 và Windows 8 cho phép chuyên viên CNTT tối ưu hóa lượng tiêu thụ điện năng của các máy tính và giảm thiểu lượng điện tiêu thụ tùy thời điểm. Ước tính, các công ty sẽ tiết kiệm gần 20% chi phí điện năng trên toàn bộ hệ thống nếu đồng loạt triển khai Windows mới… Ngoài ra, cùng một tác vụ, máy tính chạy Windows 7 thực thi nhanh hơn 30% so với Windows XP.

Theo Ông Trần Văn Huệ, giám đốc Nhất Nghệ, một đơn vị đã triển khai Windows 8 thì: “Hệ điều hành Windows 8 là sản phẩm vượt trội của Microsoft, được tạo ra từ kỳ vọng của khách hàng, đối tác và người dùng toàn cầu thông qua nhiều kiểm phẩm gắt gao. Chính vì thế, Windows 8 đang giúp người dùng làm việc với máy tính theo cách mà họ muốn, hiệu quả hơn và an toàn hơn, mọi nơi, mọi lúc… Điều này giúp cho các doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy thách thức hiện nay. Năng suất và thông minh, hoạt động tương hợp với nhau, cả 2 nền tảng hệ điều hành Windows 7 cũng như Windows 8 mới cho phép nhân viên của chúng tôi có được lợi thế khi dùng tính năng mới của Windows bao gồm cả truy cập điện thoại di động và an toàn từ máy tính xách tay và máy tính bảng”.

Được biết, để hỗ trợ các Doanh nghiệp chuyển đổi từ Windows XP sang các nền tảng mới thuận tiện hơn, Microsoft đang hợp tác với các đối tác đưa ra các khuyến mại hấp dẫn trong Chương trình mang tên Cashback tại Việt Nam.

Các tổ chức và Doanh nghiệp quan tâm đến việc triển khai sản phẩm và mạng lưới đối tác tin cậy của Microsoft có thể tìm hiểu từ địa chỉ: http://www.microsoft.com/business/vi-vn/buy/special-offers/Pages/local-promotion.aspx