Microsoft CityNext giúp chuyển đổi toàn diện chất lượng dịch vụ công

Đà Nẵng, 17/7/2014 – Hôm nay, UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Thông tin & Truyền Thông Đà Nẵng phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG Việt Nam đã chính thức khai mạc Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử 2014 lần thứ 12. Mang chủ đề “Phát triển Chính phủ điện tử: Hạ tầng thông minh, hành chính hiện đại, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp”, hội nghị được tổ chức tại Khách sạn Novotel, Đà Nẵng. Được đánh giá là nhà tư vấn tin cậy và đối tác CNTT hàng đầu thế giới, trong khuôn khổ buổi hội thảo, Microsoft đã giới thiệu giải pháp CityNext, một sáng kiến toàn cầu, lấy công dân làm trọng tâm, nhằm trao quyền cho các đô thị, doanh nghiệp và công dân xây dựng và phát triển các cộng đồng tương lai theo hướng năng động hơn.

Nhìn nhận vai trò đặc biệt của CNTT-TT trong việc đẩy mạnh phát triển đất nước, Chính phủ đã và đang ưu tiên thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT-TT tại Việt Nam. Trong hơn 10 năm qua, CNTT-TT đã góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, cơ sở hạ tầng và là một trong những động lực phát triển Kinh tế – Xã hội của đất nước. Hệ quả là, theo Báo cáo Bảo mật thông tin của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) năm 2013, Việt Nam đứng thứ 81/161 về chỉ số phát triển CNTT-TT (ICT Development Index). Xếp thứ 4 tại Đông Nam Á, Việt Nam chỉ ở sau Malaysia, Brunei và Singapore; và dành vị trí 12 trên tổng số 27 quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mới đây, tháng 5/2014, Viện Chính phủ điện tử tại Đại học Waseda Tokyo phối hợp với Học viện Quốc tế CIO (IAC) đã tiến hành khảo sát xếp hạng Chính phủ điện tử (CPĐT) năm 2014. Trong báo cáo này, Việt Nam tăng 3 bậc so với 2013, xếp hạng 34 trên 61 quốc gia toàn cầu. Riêng trong khối APEC và khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 13; Đặc biệt, tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 5, chỉ sau Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Đây là kết quả có được sau khi đánh giá hệ thống CPĐT tại các quốc gia trên 9 tiêu chí: Cơ sở hạ tầng mạng; Hiệu quả quản lý; Ứng dụng dịch vụ trực tuyến; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Giám sát CNTT trong Chính phủ; Các hoạt động đẩy mạnh Chính phủ điện tử; Hỗ trợ trực tuyến; Chính phủ mở và An ninh mạng.

Trong hội thảo, các chuyên đề đều xoay quanh việc ứng dụng CNTT-TT để nâng cao chất lượng dịch vụ công – mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ trong những năm gần đây, đặc biệt là tại các đô thị, thành phố lớn. Là trung tâm của các hoạt động công nghiệp, kinh tế và kinh doanh, đem đến thành công cho toàn thế giới, nhưng các đô thị tại Việt Nam, cũng như các đô thị toàn cầu, ngày càng gặp nhiều các thách thức mới. Tiêu biểu là sự đô thị hóa quá nhanh, các yêu cầu đòi hỏi hiện đại hóa, và áp lực thắt chặt ngân sách. “Giải pháp Microsoft CityNext giới thiệu mạng lưới Microsoft Partner Network rộng lớn, với khoảng nửa triệu chuyên gia công nghệ trên khắp hành tinh, nhằm giúp cho các đô thị nguồn nhân lực và các tư vấn để đổi mới và kiến tạo được một ngày mai tốt hơn”, Ông Ngô Minh Tuấn, Giám đốc bán hàng, khối Doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức chính phủ, Microsoft Việt Nam chia sẻ. Dựa trên bảng giải pháp đa dạng như tăng cường bảo mật cho người tiêu dùng đến các phần mềm hỗ trợ sản xuất và kinh doanh, các thiết bị, những dịch vụ kèm kinh nghiệm chuyên sâu về giáo dục và các chương trình xã hội thành công, giải pháp Microsoft CityNext là nỗ lực tổng hợp giúp chuyển đổi đô thị mơ ước thành hiện thực thông qua giải pháp và nền tảng cơ sở hạ tầng được tối ưu hóa. “Microsoft CityNext giúp các lãnh đạo đưa hầu hết các khoản đầu tư hiện tại tìm được phương thức mới để vượt qua thách thức và đạt được mục tiêu của họ. Với sự đổi mới phù hợp thời đại mới, các giải pháp hiện đại và nền tảng dữ liệu lớn của Microsoft giúp các đô thị có thể sử dụng dịch vụ đám mây linh hoạt, trao quyền cho nhân sự nhờ ứng dụng và thiết bị cao cấp ở cấp độ doanh nghiệp, và nâng cao năng lực của khối hành chính công, tùy theo mức độ quyền hạn. Khi triển khai Citynext, thông tin quan trọng sẽ lưu thông thông suốt giữa các phòng ban, đô thị và giữa chính phủ, với doanh nghiệp và người dân, khi vận hành hiệu quả có thể giúp các đô thị đưa thêm các nguồn lực trở lại sử dụng trong cộng đồng”, Ông Frank Arnold, Giám đốc khối Doanh nghiệp nhà nước và tổ chức chính phủ, Microsoft Châu Á Thái Bình Dương phát biểu tại hội thảo. Microsoft CityNext tập hợp một hệ sinh thái giải pháp, thiết bị và dịch vụ từ các đối tác, giúp kết nối và chuyển đổi một loạt các chức năng đô thị, bao gồm:

• Năng lượng và nước

• Xây dựng, lập kế hoạch và thiết lập cơ sở hạ tầng

• Giao thông vận tải

• An toàn công cộng và Pháp lý

• Du lịch, giải trí và văn hóa

• Giáo dục

• Y tế và dịch vụ xã hội

• Quản lý Hành chính công

Microsoft CityNext có khách hàng lớn trên khắp hành tinh mà tiêu biểu là Đô thị Số Barcelona – Tây Ban Nha; Auckland- New Zealand; Queensland – Australia; Hamburg- Đức; Manchester- Anh; Moscow- Nga; Philadelphia- Mỹ và Philippine … Tiêu biểu nhất tại Đông Nam Á là Singapore trong quản lý Hải quan một cửa (Nguồn: http://www.doingbusiness.org/reports/global-reports/~/media/GIAWB/Doing%20Business/Documents/Annual-Reports/English/DB12-Chapters/Trading-Across-Borders.pdf). Nhờ vận hành một cửa mà các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, hải quan và các đại lý tại Singapore có thể cùng kinh doanh và vận hành, theo tài nguyên tối ưu nhất để đưa ra dịch vụ tốt nhất tới công dân và khách du lịch.

Khi triển khai Citynext ( http://www.microsoft.com/citynext/), thông qua các thiết bị di động hoặc Internet, công dân và lãnh đạo thành phố trong các lĩnh vực như giao thông, năng lượng, giáo dục, y tế, tài chính, quản trị nguồn lực… có thể đối thoại trong thời gian thực, lãnh đạo kết hợp được nhu cầu công vào các quá trình ra quyết định của họ và đảm bảo rằng họ đáp ứng nhu cầu cấp bách nhất của cộng đồng cư dân. Cũng nhờ đó, chính phủ có được dữ liệu và thông tin phản hồi từ công dân vào mọi quyết định, thúc đẩy tính minh bạch và sự tham gia của cộng đồng. “Sáng kiến CityNext hướng tới tương lai giải quyết thay đổi toàn cầu một lần trong một thế hệ, ở tầm chính phủ: mở dữ liệu chính phủ và sử dụng để nâng cao dịch vụ công. Thông qua ứng dụng quen thuộc và các thiết bị đơn giản, các chính phủ có thể có được sự liên kết của mọi người từ khắp mọi nơi. Chúng tôi đã nhìn thấy sự tiến bộ đáng kinh ngạc và với Microsoft, các lãnh đạo toàn cầu có thể đưa ra quyết định nhanh, hiệu quả, giúp họ đáp ứng nhu cầu công dân nhờ việc tiếp cận được các thông tin dễ dàng”, ông Kevin Merritt, Giám đốc điều hành và sáng lập tại Socrata chia sẻ.

Được biết, ngoài các chuyên đề trong Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử 2014 tại Đà Nẵng, khách tham dự khu vực Triển lãm sẽ được trải nghiệm các giải pháp Công nghệ hiện đại, tối ưu như: Máy khắc thẻ công nghiệp bằng laser, các Giải pháp phần mềm, Truyền hình hôi nghi; Thiết bị đầu cuối cầm tay phục vụ xác thực danh tính trên di động, Thiết bị Hộ chiếu điện tử di động,… Ngoài ra, khách tham dự triển lãm có thể trực tiếp trao đổi và thảo luận với các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu để giải đáp những vấn đề mà họ đang quan tâm.