“Công nghệ không dành cho phụ nữ!” – Cô nữ sinh viên gốc Nam Định chứng minh điều ngược lại.

Ba năm về trước, Phạm Thu Hường không có địa chỉ email, không có tài khoảng Facebook và không hề đặt chân đến các quán internet café mặc dù chúng mọc lên như nấm tại Việt Nam. Thực ra, Hườngchưa bao giờ được chạm đến một chiếc máy tính.

Vậy mà giờ đây, Hườngđã sắp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học máy tính, hăm hở bắt tay vào những dòng lệnh cho một video game về một chú chim, và ấn tượng với những ngôn ngữ lập trình sắp được học để vó thể viết lên dòng chữ đơn giản: “Xin chào, thế giới.”

 

Với học bổng Microsoft’s YouthSpark, Hường đã có cơ hội dành nhiều thời gian cho việc học hơn. Đây là chương trình nhằm tìm kiếm và hỗ trợ những bạn nữ có mong muốn học tập và nghiên cứu về công nghệ, được quản lý bởi Trung Tâm Giáo Dục và Phát Triển – một tổ chức phi lợi nhuận tại Hà Nội. Sinh viên đăng ký bằng các viết một bài luận về mục tiêu nghề nghiệp và cung cấp thông tin về nhu cầu hỗ trợ tài chính của cá nhân.

Mặc dù định hướng vào công nghệ, nhưng chương trình này mở ra một xu hướng rộng hơn. Việt Nam có truyền thống kinh Doanh cá nhân, từ  những chủ tàu thuộc địa ở cảng Sài Gòn đến những thương gia vượt biên giới với Trung Quốc.

Tuy nhiên, công nghệ thông tin đã dần thay đổi truyền thống này. Giờ đây, bất cứ ai có kiến thức và sự nỗ lực sẽ có thể thành công, bất kể điểm xuất phát của họ.

 

Hường sinh ra ở Nam Định, thành phố cách Thủ Đô Hà Nội hơn 100 km, nơi nổi tiếng với đậu phụ và nón lá. Mẹ Hường bán rau và thịt ngoài chợ, và là nguồn lao động chính của gia đình. Hường chưa bao giờ nghĩ đến việc xin tiền của bố mẹ để đến các tiệm internet. Mặc dù ngôi làng Hường ở đã được phủ sóng Internet, cô vẫn chưa được tiếp cận với những trang web ngay trong chính căn phòng nhỏ của mình.

Khi Hường nói cô muốn theo đuổi Công Nghệ, tất cả mọi người đều ngăn cản: “Công Nghệ không dành cho con gái!”

“Mọi người đều cho rằng nó quá khó và không dành cho con gái.” Hường chia sẻ. “ Ai cũng nghĩ công nghệ là việc của con trai.”

Bình đẳng giới tính là một trong những mục tiêu đề ra của nhà nước Việt Nam, từ câu chuyện về Hai Bà Trưng trong sách giáo khoa đến những luật bảo vệ phụ nữ hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế, định kiến dành cho phụ nữ vẫn tồn tại. Tại nơi Hường sống, mọi người nghĩ cô phù hợp với những công việc nữ tính hơn, như giáo viên là một ví dụ.

Thật may mắn, bố của Hường lại không nghĩ vậy. Cô cảm động kể lại cách bố của cô đã động viên cô thế nào. Ông tin rằng với hiểu biết về công nghệ, Hường sẽ có thể tìm được một công việc tốt và sẽ không gặp những khó khăn tài chính như ông đã gặp phải. Hường đã từng nghĩ sẽ đi theo con đường sư phạm, nhưng nhờ có cổ vũ của ông, Hường bắt đầu mò mẫm với máy tính của chú Hường và bất ngờ với những thông tin có được chỉ với một cú click chuột. Hường nộp hồ sơ vào chuyên ngành khoa học máy tính tại trường Đại học Bách Khoa ở Hà Nội.

Hường là một trong 80 sinh viên nhận được học bổng YouthSpark trong năm nay. Đây là học bổng dành cho 8 trường đại học xuyên suốt Việt Nam. Chính phủ đã đặt công nghệ vào trọng tâm, đồng thời thiết lập cơ sở thúc đẩy, giới thiệu các ưu đãi thuế cho các khởi nghiệp về công nghệ trong bộ luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tổ chức các chiến dịch khuyến khích các công ty kinh doanh trực tuyến.

Tuy nhiên, nữ giới vẫn chưa phải là trọng tâm. Tỉ lệ thất học ở nữ cao gấp 2 lần ở nam giới tại Việt Nam. Đồng thời, họ chỉ kiếm được 75 cent trên mỗi 1 đô nam giới kiếm được. Hường cũng chia sẻ: “ Trong các bộ môn Khoa Học – Công Nghệ – Kỹ Thuật – Toán Học, chỉ có 8/56 sinh viên là nữ đang theo học chuyên nghành khoa học máy tính, bao gồm cô.

Mặc dù vậy, Hường vẫn rất phấn khởi khi được khám phá máy tính, games và những thứ phức tạp bên trong. Một nhân viên Microsoft đã tặng Hường một máy tính xách tay, giúp cô có thể rèn luyện thêm nhiều về lập trình.

“Khi bạn chơi một trò chơi điện tử, ấn tượng của bạn sẽ là nó rất hay. Nhưng khi bạn đã bắt đầu học khoa học máy tính, bạn bắt đầu nhận ra để làm nên một trò chơi như vậy đòi hỏi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm.” Hường chia sẻ. “ Bạn biết chính xác những dòng lệnh nào, những logic nào sẽ dẫn đến kến quả ra sao.”

 Sau khi tốt nghiệp, Hường dự định sẽ bắt đầu công việc của một Kỹ sư thẩm định phần mềm. Toshiba Việt Nam đã cho cô một vị trí toàn thời gian.

Tương lai của Hường giờ đây nằm trong tầm tay cô.