Cá nhân hóa Giáo dục bằng Công nghệ

Mặc dù cá nhân hóa học tập mang lại nhiều lợi ích to lớn nhưng vẫn chưa được triển khai nhiều trên thực tế do điều kiện thiếu giáo viên. Công nghệ có thể là giải pháp cho vấn đề này.

Tên gọi cá nhân hóa học tập mới chính thức được sử dụng từ năm 1970, nhưng trên thực tế, khái niệm này đã xuất hiện từ rất lâu trước đó. Nó được hình thành dựa trên các ý tưởng đã tồn tại gần một thế kỷ, đó là Kế hoạch Winnetka và Kế hoạch Dalton nhằm đưa ra chiến lược phù hợp với từng cá nhân người học.

Dù đã có lịch sử phát triển lâu dài và nhiều lợi ích không thể phủ nhận, việc triển khai cá nhân hóa học tập trên thực tế vẫn còn tương đối sơ khai. Trớ trêu là rào cản chính lại bắt nguồn từ mức độ tùy chỉnh, hay còn gọi là cá nhân hóa trong quá trình học tập – khiến cho việc mở rộng quy mô trở nên khó khăn do đòi hỏi nhiều nguồn lực, đặc biệt là giáo viên. Tại một số nước ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương nơi đang tồn tại tình trạng khan hiếm giáo viên, việc cá nhân hoá lại càng trở nên khó khăn.

Các trường học và cơ sở giáo dục đã và đang sử dụng công nghệ để khắc phục vấn đề này bằng cách giảm bớt khối lượng công việc hành chính của giáo viên, để họ có thể tập trung thời gian và công sức vào công tác giảng dạy. Sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ không chỉ hạn chế ở công việc giấy tờ, mà còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau của việc cá nhân hóa học tập. Sau đây hãy cùng phân tích kỹ hơn cách thức công nghệ tạo ra sự thay đổi:

1. Nâng cao hiểu biết bằng cách khuyến khích tinh thần học tập tự chủ và tư duy chiến lược

Phương pháp tiếp cận học đi đôi với hành tạo động lực học tập chủ động và tư duy chiến lược, từ đó giúp phát triển tư duy sáng tạo, sự tự tin, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định và tính toán của người học. Thông qua việc khuyến khích học tập chủ động, các nhà giáo dục có thể cải thiện sự tham gia của người học trong quá trình học tập, lĩnh hội và ghi nhớ các ý tưởng, khái niệm phức tạp.

Ví dụ, phương pháp dạy học thông qua trò chơi Minecraft cho phép hình dung và khám phá các khái niệm vốn rất trừu tượng, nhằm giúp người học tiếp thu tốt hơn. Tại Đại học Southampton, phân viện Malaysia, Tiến sĩ Jo-han Ng đã sử dụng thành công Công nghệ Minecraft và Thực tế ảo (VR) để minh họa cho sinh viên về mối quan hệ giữa nguyên tử và phân tử , giúp họ hiểu các khái niệm hóa học.

2. Tăng cường việc cộng tác để giúp xử lý thông tin mới trên cơ sở phát huy nền tảng kiến thức sẵn

Làm việc cùng nhau trong các dự án có thể giúp tăng cường hiệu quả học tập của sinh viên, là cơ hội để họ trình bày ý tưởng, đánh giá các quan điểm khác nhau cũng như đàm phán, thuyết phục để đi đến thống nhất. Điều này cũng giúp sinh viên xử lý thông tin thấu đáo hơn và củng cố kiến ​​thức đã có.

Các dịch vụ và ứng dụng công nghệ như Microsoft TeamsOneNote tạo điều kiện phối hợp tốt hơn trong và ngoài lớp học. Jarrod Aberhart, giáo sư kinh tế tại trường Cao đẳng Nelson, New Zealand, giảng dạy một khóa học liên quan đến việc sinh viên cùng phối hợp điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Sau khi áp dụng OneNote trong lớp học của mình, ông phát hiện ra rằng sinh viên vẫn tiếp tục đạt được tiến bộ rõ rệt ngay cả ngoài thời gian học tập trên lớp – giúp cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, tăng thời gian học tập và sự tham gia tích cực của sinh viên.

Aberhart đã thảo luận với các sinh viên của mình về kết quả làm việc nhóm.

3. Tạo sự liên quan trong học tập để chuyển giao và tiếp nhận kiến thức tốt hơn

Việc học tập sẽ hiệu quả hơn khi được thực hiện thông qua các hoạt động hữu ích và có liên quan đến văn hoá. Điều này giúp sinh viên thu hẹp khoảng cách giữa việc học lý thuyết trong trường học và cuộc sống thực tế, tạo điều kiện chuyển giao kiến thức tốt hơn.

Trưởng khoa Công nghệ Giáo dục tại trường Stamford American School, Singapore, Craig Kemp, thường xuyên sử dụng Mystery Skype, trò chơi kết nối hai lớp học trên khắp thế giới, để giúp sinh viên của mình tìm hiểu thêm về địa lý và văn hoá. Học sinh từ cả hai lớp học tương tác và đặt câu hỏi để đoán vị trí của nhau. Kemp phát hiện ra rằng trò chơi không chỉ thu hút học sinh của mình tham gia mà còn tăng cường hiểu biết về văn hóa của mình cũng như các nền văn hóa khác.

4. Xem xét những khác biệt về phát triển và cá nhân

Để có thể lĩnh hội và ghi nhớ các ý tưởng, khái niệm, người học cần có điều kiện thực hành các khái niệm, ý tưởng đó theo tiến độ riêng phù hợp với họ. Các lớp học truyền thống thường không có khả năng đáp ứng được yêu cầu cá nhân hoá trong những khía cạnh này, và đó chính là điểm mà công nghệ có thể phát huy tốt nhất vai trò hỗ trợ.

Phương pháp học trực tuyến giúp sinh viên tiếp cận với việc học tập 24/7 và tự điều chỉnh tiến độ nhanh hay chậm phù hợp với điều kiện của mình. Các ứng dụng cũng có thể giúp người học tăng thời gian thực hành sau giờ học một cách thú vị và hấp dẫn. Ví dụ, ứng dụng Học tiếng Trung Quốc không chỉ cho phép người dùng thực hành các cụm từ hữu dụng bằng tiếng Trung Quốc trong các tình huống khác nhau mà còn sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để trò chuyện với người dùng và góp ý, phản hồi về tiến bộ của họ.

5. Đặt mục tiêu để khuyến khích tinh thần tự điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho những người học tự giác

Những sinh viên tự giác thường tham gia các bài học tích cực hơn, cũng như chăm chỉ thực hành sau giờ học. Tự chịu trách nhiệm về mục tiêu học tập cũng giúp nâng cao tính tự giác và động lực học tập – thêm vào đó, việc tự điều chỉnh và rút kinh nghiệm còn cho phép người học giám sát việc thực hiện các mục tiêu của mình và điều chỉnh cho phù hợp để không cảm thấy quá tải.

Các hệ thống quản lý học tập (LMS) cũng cho phép người học kiểm soát tốt hơn tiến trình học tập của mình. Ứng dụng LP+365 của Đại học Châu Á Thái Bình Dương, Malaysia cho phép sinh viên truy cập thời khóa biểu hàng ngày, bài tập và giáo trình để nắm rõ tổng quan về tiến trình học tập.

Lựa chọn đối tác công nghệ phù hợp cho việc cá nhân hóa học tập

Công nghệ có thể là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp giáo viên mang lại chiến lược học tập mang tính cá nhân cho học sinh, sinh viên của mình. Ứng dụng Microsoft Giáo dục không ngừng nghiên cứu và phát triển để tạo điều kiện cho các trường học và chuyên gia giáo dục hỗ trợ học sinh, sinh viên của họ đạt được hiệu quả học tập cao hơn. Hãy xem cách chúng tôi có thể giúp bạn tạo một môi trường học tập hiệu quả nhằm hỗ trợ quá trình học tập cá nhân .

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập ứng dụng Microsoft Giáo dục hoặc Cổng thông tin cộng đồng nhà giáo dục của Microsoft .

Tags: , , , , ,