“Nhanh tay thì hưởng lợi” trong cuộc đua kỹ thuật số

<chia sẻ của ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam>

Mỗi tổ chức cần tăng tốc trong công cuộc chuyển đổi số, nhằm cạnh tranh và kết nối với khách hàng, Chuyển đổi số đòi hỏi sự thay đổi các chỉ số đo lường, thay đổi cơ cấu tổ chức và thay đổi nền tảng công nghệ. Những điều này có thể gây tranh cãi 5 năm về trước, tuy nhiên, ngay tại thời điểm này, đây là những điều cần làm, nhất là khi chuyển đổi số luôn là một trong những việc cần thực hiện trong tất cả các cuộc thảo luận, và hội nghị cấp cao, kể cả đối với chính phủ.
Ngay tại diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam diễn ra vào tháng 9 2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số. Ông khẳng định: “Chúng ta đã đề cập nhiều lần về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giờ là lúc phải hành động! Phải “dấn thân hơn nữa”, “mạnh dạn hơn nữa” mới mong thành công trong cuộc cách mạng này.”
Vinamilk là nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm sữa hàng đầu Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những tổ chức đã quyết định thay đổi để dẫn đầu trong công cuộc chuyển đổi số khá sớm tại Việt Nam. CTO của Vinamilk – ông Nguyễn Nghị cho biết: “Nhận thấy tầm quan trọng của việc chuyển đổi số và những lợi ích sẽ đạt được trong tương lai, Vinamilk đã nhanh chóng bắt tay vào công tác chuyển đổi số cùng Microsoft. Đó là một quyết định đúng đắn giúp chúng tôi có được sự thành công của hôm nay.”

Cuộc đua chuyển đổi
Microsoft kết hợp với IDC – tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để tìm hiểu bức tranh toàn cảnh của cuộc đua chuyển đổi số tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Với tiêu đề “Giải mã những ảnh hưởng kinh tế của Chuyển Đổi Số tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương”, nghiên cứu cứu được thực hiện với 1,560 những người đứng đầu kinh doanh và CNTT thuộc 15 nước . trong khu vực.
Nghiên cứu cho thấy một sự thay đổi to lớn đến các mô hình kinh doạnh và vận hành truyền thống – khoảng 60% GDP của khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ đến từ các sản phẩm và dịch vụ số vào năm 2021, được tạo ra trực tiếp từ việc sử dụng công nghệ. Con số này hôm nay chỉ ở mức 6%. Đây thực sự là một vận tốc thay đổi đáng kinh ngạc mà tất cả các tổ chức phải dè chừng.
Giả sử bạn là chủ một chuỗi quần áo ở Việt Nam. Vào năm 2021, một nửa các hoạt động kinh doanh của bạn sẽ đến từ các kênh trực tuyến hoặc kỹ thuật số.
Nghiên cứu cho thấy các tổ chức đã bắt đầu nhìn thấy những lợi ích to lớn và hữu hình từ những hoạt động chuyển đổi số trước đó của họ. 5 lợi ích hàng đầu bao gồm tăng biên lợi nhuận, năng suất, sự ủng hộ từ khách hàng, giảm chi phí và thêm doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ mới. Một điều thú vị hơn nữa đó là những lợi ích từ chuyển đổi số này được dự đoán sẽ tăng đến hơn 50% trong 3 năm tiếp theo tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Nhanh tay thì hưởng lợi
Chuyển đổi số là cần thiết, nhưng trên thực tế, tôi nhận thấy không phải nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng đi theo chiến thuật tiên phong. Nhiều lãnh đạo theo phương châm: “chậm mà chắc”, để doanh nghiệp khác đi trước, sau đó học hỏi từ họ. Tôi luôn tự vấn rằng, “liệu chuyển đổi số có phải là một cuộc đua, ai nhanh thì hưởng lợi không?”
Nghiên cứu cho thấy tốc độ chuyển đổi sẽ đem lại sự khác biệt, cũng giống như việc duy trì tốc độ là chìa khoá giúp nâng cao cơ hội chiến thắng ở giải chạy đường dài. Chúng tôi đã phân loại các tổ chức tham gia trong cuộc nghiên cứu vào 2 nhóm: “Doanh Nghiệp Tiên Phong” và “Doanh Nghiệp Theo Sau” dựa trên những đặc điểm sau: Sự hoàn chỉnh về chiến thuật chuyển đổi số, tỉ lệ thu nhập từ hoạt động số, lợi ích đạt được từ những hoạt động chuyển đổi số. Theo đó, chỉ 7% các tổ chức trong nghiên cứu là “Doanh Nghiệp Tiên Phong”.
Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp tiên phong sẽ hưởng lợi nhiều nhất – hơn gấp đôi các lợi ích so với các doanh nghiệp theo sau, và những lợi ích đó sẽ càng rõ nét hơn vào 2020.

Nhiều doanh nghiệp đã bước vào cuộc đua chuyển đổi số từ rất sớm. Vinamilk, nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm sữa hàng đầu Việt Nam đã bắt đầu chuyển đổi từ 2005. Với mục tiêu trở thành một trong 50 nhãn hàng sữa đứng đầu thế giới, bộ máy quản lý của Vinamilk đã đặt ra mục tiêu chuyển đổi, bao gồm: quản lý nhân sự chiến lược, quản lý phát triển lâu bền và kế hoạch quản lý ứng dụng trí tuệ, phát minh và thay đổi. Microsoft đã góp phần giúp Vinamilk trong công cuộc chuyển đổi số với giải pháp công nghệ an toàn, mang tính di động cao như Ofice 365, Enterprise Mobility + Security và Windows 10 Enterprise. Nhân sự Vinamilk giờ đây có thể dễ dàng tương tác với nhau bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Các báo cáo được tạo tự động từ dữ liệu, giúp ban lãnh đạo dễ dàng hơn trong việc đưa ra những quyết định quan trọng.
CTO của Vinamilk – ông Nguyễn Nghị cho biết. “Việc triển khai Office 365 ATP và EMS đã giúp chúng tôi cắt giảm được gần 80% chi phí vận hành. Giờ đây, chúng tôi có thể dễ dàng đưa ra những quyết định quan trọng một cách nhanh chóng, khi việc phân tích dữ liệu và phác thảo xu hướng được thực hiện dễ dàng hơn với Power BI.”

YouTube Video

Gần đây, Microsoft cũng trở thành sự lựa chọn của Trung Nguyên trong công cuộc số hóa của tập đoàn. Nhằm giữ vững vị thế trên thị trường với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam, Trung Nguyên đã xem số hóa là một việc phải làm. Trải quá một quá trình dài tìm hiểu và lên chiến lược cụ thể, vào đầu năm nay, Trung Nguyên đã quyết định “đám mây hóa” hệ thống quản lý chuỗi cửa hàng của tập đoàn. Ông Nguyễn Nguyên, phó tổng giám đốc tập đoàn Trung Nguyên cho biết: “ Chúng tôi hi vọng với giải pháp của Microsoft, một ngày không xa, khách hàng của Trung Nguyên sẽ được tận hưởng những dịch vụ mang tính cá nhân hóa cao nhất. Đây cũng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng tôi củng cố vị thế của mình, tạo dựng sự khác biệt tại thị trường Việt Nam.”

Bài học từ Doanh Nghiệp Tiên Phong
Chúng ta học được gì từ những Doanh Nghiệp Tiên Phong trong nghiên cứu này? Hãy cùng xem 4 yếu tố giúp các doanh nghiệp Tiên Phong thành công trong công cuộc số hoá của họ:

  1. Thiết lập một văn hoá kỹ thuật số: Văn hoá là tâm điểm đa lớp của mọi tổ chức chuyển đổi số thành công. Trong thế giới số hoá, văn hoá kỹ thuật số sẽ không thể phát triển nếu một tổ chức hoạt động cứng nhắc, không có sự kết nối hoặc rất ít kết nối giữa các bộ phận chức năng. Quan trọng hơn cả, sẽ rất khó để tối ưu hoá chuyển đổi số nếu tổ chức không có sự phối hợp với các khách hàng và đối tác. Nghiên cứu cho thấy các Doanh Nghiệp Tiên Phong sẽ hưởng trọn những lợi ích của chuyển đổi số với một hệ sinh thái nơi khách hàng, đối tác và nhân viên có thể cùng tương tác. Dữ liệu phải được xem như là một phần của tất cả các hoạt động trong tổ chức. Phân tích dữ liệu có thể được sử dụng để nâng tầm các sản phẩm và dịch vụ. Các công ty chú trọng phân tích dữ liệu lớn (big data analytics) như các doanh nghiệp tiên phong, sẽ xây dựng được nền tảng vững chắc cho các công nghệ mới như Trí thông mình nhân tạo (AI) và Vạn vật kết nối (IoT), nhằm tăng tốc hơn nữa những hoạt động chuyển đổi số của họ.
  2. Xây dựng hệ sinh thái thông tin: Trong thế giới kỹ thuật số, các tổ chức thu thập được một khối lượng dự liệu lớn trong và ngoài tổ chức. Việc làm thế nào để có thể kết nối dữ liệu, phân tích và sử dụng chúng hiệu quả trong quá trình quyết định và đầu ra, vừa là cơ hội, vừa là thách thức của doanh nghiệp. Vốn hoá dữ liệu là chìa khoá đến thành công trong nền kinh tế số – để chuyển đổi những dữ liệu thành tài sản vốn và tiền tệ hoá chúng, doanh nghiệp cần phải chia sẻ và tương tác dữ liệu không chỉ trong tổ chức, mà còn phải mở rộng, hợp tác với khách hàng và đối tác bên ngoài tổ chức theo một cách đáng tin cậy. Một chiến thuật dữ liệu hoàn chỉnh, mang lại những tập dữ liệu thực và đo lường được sẽ giúp tổ chức khởi động việc áp dụng AI để xác định những kết nối, nhu cầu và xu hướng chưa rõ nét.
  3. Khởi đầu bằng những bước nhỏ: Trong nhiều trường hợp, những chuyển đổi số không bắt đầu bằng một kế hoạch thay đổi toàn tổ chức, mà từ một chuỗi những thay đổi nhỏ lẻ. Đó là những dự án nhỏ, nhanh nhưng mang lại những đầu ra kinh doanh tích cực và đóng góp vào một kế hoạch chuyển đổi số lớn hơn. Chúng ta thấy xu hướng này ở các Doanh nghiệp Tiên Phong – những người chấp nhận rủi ro và theo đuổi cách nghĩ: “ thất bại là mẹ thành công”. Cách suy nghĩ này giúp doanh nghiệp vươn lên dẫn đầu và hưởng lợi nhiều nhất từ những công nghệ mới như AI.
  4. Phát triển những kỹ năng cần thiết cho cá nhân và doanh nghiệp: Các tổ chức hôm nay cần phải nhìn nhận lại việc đào tạo và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động, nhằm trang bị những kỹ năng tương lai cần thiết cho nền kinh tế số như giải quyết vấn đề phức tạo, tư duy phản biện và khả năng sáng tạo. Quan trọng hơn cả, doanh nghiệp cần phải chú trọng việc cân bằng lại lực lượng lao động nhằm sở hữu và thu hút thêm các tài năng kỹ thuật số, đồng thời mở ra mô hình nguồn lực linh hoạt, nơi họ có thể tiếp cận thị trường dựa trên kỹ năng.

Nghiên cứu này cho chúng ta thấy chuyển đổi số là một cuộc cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp tiên phong sẽ hưởng lợi nhiều nhất, và sẽ đạt được vị thế cao hơn trong một thế giới số chúng ta đang hướng tới.
Lịch sử đã minh chứng trong những thay đổi công nghiệp tương tự, các mô hình kinh doanh cũ sẽ bị thay thế, trên toàn tổ chức và toàn ngành công nghiệp trong cùng một lúc.
Là một người lãnh đạo doanh nghiệp, câu hỏi duy nhất chúng ta nên tự hỏi bản thân đó là: “ Doanh nghiệp đã sẵn sàng để tiên phong chuyển đổi số ngay hôm nay chưa?”

Xem thêm về nghiên cứu Chuyển đổi số 2018 của Microsoft tại đây.