Khuyến khích các ý tưởng và đổi mới sáng tạo thông qua diễn đàn E2 Việt Nam

Mặc dù tình hình tiếp cận điện đã cải thiện đáng kể trong những năm vừa qua, Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hộ nghèo không thể tiếp cận nguồn điện, hoặc gặp khó khăn khi phải chi trả giá điện ngày càng tăng.

Để giảm bớt gánh nặng cho những hộ nghèo, thầy Phạm Thư Tùng, giáo viên trường THPT Ernst Thälmann và một nhóm học sinh đã chế tạo bóng đèn năng lượng Mặt trời sử dụng những vật liệu đơn giản như chai đựng nước. Phát minh này đã mang lại ánh sáng cho một số gia đình ở Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Trong quá trình chế tạo bóng đèn bằng năng lượng Mặt trời, thầy Tùng và các học sinh ứng dụng kiến thức vật lý để xử lý những vấn đề thực tế, đồng thời sử dụng công nghệ để hỗ trợ quá trình giải quyết vấn đề. Thầy Tùng khuyến khích học sinh sử dụng Skype để tiếp tục thảo luận ngoài giờ học và ứng dụng OneNote để ghi lại các ý tưởng và chú thích. Bên cạnh đó, học sinh của thầy còn vận dụng PowerPoint và Word để xây dựng tài liệu quảng cáo và nâng cao nhận thức của mọi người về dự án.

Nhờ việc ứng dụng hiệu quả công nghệ để hướng dẫn học sinh xử lý một vấn đề xã hội, thầy Tùng giành giải cao nhất trong cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin Microsoft (Microsoft Vietnam Innovative Teachers 2017). Cuộc thi nhằm khuyến khích các nhà giáo dục Việt Nam tận dụng công nghệ để thay đổi trải nghiệm học tập, và đã nhận được hơn 500 lượt đăng ký từ khắp đất nước. 50 dự án tốt nhất được trưng bày tại triển lãm tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn giáo dục sáng tạo (E2) Việt Nam.

50 dự án từ 500 lượt đăng ký được lựa chọn trưng bày tại E2 Việt Nam

Khai phá khả năng chuyển đổi giáo dục ở Việt Nam

Với đơn vị tổ chức là VietNet-ICT, Vinschool và Microsoft Việt Nam, diễn đàn E2 Việt Nam quy tụ gần 4.000 nhà giáo dục tham gia và chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm chuyên môn trong việc vận dụng công cụ số để nâng cao trải nghiệm giáo dục. Bên cạnh cuộc thi, sự kiện được tổ chức trong hai ngày còn mang tới nhiều bài trình bày chia sẻ kiến thức và thảo luận về ý tưởng làm thế nào để lãnh đạo nhà trường và các nhà giáo dục có thể thay đổi trải nghiệm học tập và cải thiện kết quả học tập của học sinh.

Tiến sĩ Phạm Ngọc Anh Huy, Phụ trách cộng đồng giáo viên sáng tạo Microsoft Việt Nam, đã có bài trình bày về ứng dụng kỹ thuật số trong chuyển đổi giáo dục. Ông nhấn mạnh tất cả mọi người cần phải tham gia và thích ứng trong hệ sinh thái giáo dục để chuẩn bị cho học sinh bước vào Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để học sinh Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ trong thời đại kỹ thuật số đang tiến triển không ngừng, nhà trường và các nhà giáo dục cần xây dựng môi trường học tập và phát triển các chiến lược giảng dạy hỗ trợ nâng cao những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 cho học sinh.

PGS. TS Nguyễn Văn Hiền, Đại học Sư phạm Hà Nội, đưa ra những nhận định chuyên sâu về xây dựng hiệu quả các hoạt động học tập trải nghiệm trong nhà trường. Ông chia sẻ thông qua hoạt động học tập trải nghiệm, học sinh sẽ trở nên tích cực hơn, nhờ đó hiểu biết sâu sắc hơn về chủ đề học tập. Điều này khuyến khích và tạo động lực để các em tham gia nhiều hơn, từ đó cải thiện kết quả học tập.

Làm nổi bật các công nghệ hữu ích trong lớp học

Để tạo cảm hứng kết hợp công nghệ trong lớp học, Chuyên gia tư vấn giáo dục của Microsoft, thầy Ngô Thành Nam và thầy Nguyễn Thành Trung đã giới thiệu cách sử dụng các công cụ như OneNote, Microsoft Learning Tools for OneNote, Paint 3DOffice 365 để nâng cao trải nghiệm học tập.

Ví dụ, một số giáo viên Tiếng Anh hiện đang sử dụng công cụ Microsoft Learning Tools trong OneNote để hỗ trợ bài giảng. Phần mềm này giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội thực hành ngoại ngữ ngoài lớp học, và nhờ đó cải thiện rõ rệt kỹ năng nghe và nói cho các em.

Bên cạnh đó, sự kiện cũng có phần để các học sinh và nhóm học sinh thể hiện cách sử dụng những phần mềm số vui nhộn có tính tương tác cao như Minecraft và Kodu Game Lab để tạo ra các dự án xuất sắc trong chiến dịch Giờ lập trình (Hour of Code). Một trong những dự án đó được tạo ra bởi em Phạm Thế Quang, một học sinh lớp 6. Lập trình viên nhí này đã sử dụng Kodu Game Lab để tái dựng trò chơi Rồng rắn lên mây, một trò chơi dân gian Việt Nam, trở thành trò chơi kỹ thuật số vui nhộn.

Thắp sáng những ý tưởng đổi mới và tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ

Sự kiện được các nhà giáo dục đón nhận nhiệt tình. Tất cả đều rất hào hứng khám phá những cách thức mới mẻ để tận dụng công nghệ trong lớp học.

“Được tham dự sự kiện E2 Việt Nam với những người làm giáo dục như tôi thực sự là trải nghiệm bổ ích. Tôi đã tiếp thu được các ý tưởng mới và học hỏi thêm các công nghệ có thể sử dụng trong lớp học.” – Thầy Ngô Thành Nam, chuyên gia giáo dục sáng tạo của Microsoft (MIE) chia sẻ. “Nhờ chia sẻ kinh nghiệm với các giáo viên khác và học hỏi cách họ lồng ghép công nghệ vào bài giảng, tôi được tiếp thêm động lực để khám phá các công cụ kĩ thuật số và phương pháp giảng dạy mới để khuyến khích học tập hiệu quả hơn.”

Sự kiện thành công rực rỡ với kết thúc là các học sinh và giáo viên cùng tập trung cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam trong trận chung kết gặp Uzbekistan. Ra về sau sự kiện với cảm xúc tiếc nuối do đội tuyển quốc gia đã chiến đấu kiên cường nhưng tuột mất chiến thắng trong phút cuối cùng của trận đấu,tất cả đại biểu tham dựđều thấy hài lòng với cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm đặc biệt với nhiều người.

Các học sinh và giáo viên nồng nhiệt cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam 

Hỗ trợ chia sẻ kiến thức để tạo nên những thay đổi mạnh mẽ hơn

TS. Phạm Ngọc Anh Huy chia sẻ: “Microsoft cam kết hỗ trợ các nhà giáo dục, lãnh đạo nhà trường và Nhà nước thúc đẩy ứng dụng CNTT làm chất xúc tác để chuyển đổi giáo dục. Thông qua những sự kiện như E2 Việt Nam, chúng tôi hy vọng có thể tiếp tục lan tỏa kiến thức về cách ứng dụng CNTT trong trường lớp nhằm giúp học sinh có được kết quả học tập cao hơn.”Với những nhà giáo dục và lãnh đạo nhà trường không thể tham dự sự kiện, TS. Phạm Ngọc Anh Huy khuyến khích tận dụng cổng thông tin Microsoft Educator Community Portal và tham khảo các nguồn tư liệu tại Microsoft Education Vietnam để khám phá thêm các ý tưởng biến đổi trải nghiệm lớp học.

Xem những điểm nổi bật tại đây.